Viện trợ Đại_dịch_COVID-19_tại_Việt_Nam

Chính phủ

Ngày 6 tháng 4 năm 2020, Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua gói an sinh xã hội 62.000 tỉ đồng.[179] Đến ngày 10 tháng 4 năm 2020, Chính phủ chính thức ban hành gói hỗ trợ 62.000 tỉ, hỗ trợ trực tiếp người khó khăn do dịch COVID-19. Việc giải ngân gói hỗ trợ "gặp nhiều khó khăn, chậm trễ vì nhiều nguyên nhân".[180][181][182]

Chính phủ Việt Nam có những biện pháp khác nhau nhằm hỗ trợ người dân, giảm thiểu chi phí khám chữa bệnh và xét nghiệm virus. Ngày 12 tháng 2 năm 2020, tỉnh Vĩnh Phúc có quyết định cách ly toàn xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên vì số ca mắc ở đây tăng đột biến. Trước tình hình đó, Chính quyền tỉnh đã quyết định hỗ trợ 40.000đ/ngày đối với mỗi người dân trong xã Sơn Lôi trong thời gian bị cách ly, hỗ trợ mức 60.000 đồng/ngày với mỗi hộ dân trong xã bị đưa tới điểm cách ly tập trung.[183] Chính quyền Hà Nội cũng đã quyết định chi cho mỗi người bị cách ly vì COVID-19 số tiền 100.000 đồng/ngày trích từ ngân sách thành phố, đồng thời miễn phí xét nghiệm đối với các trường hợp có tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19.[184] Với các trường hợp bị cách ly, dù là cách ly tập trung hay tại nhà, có nhu cầu khám chữa bệnh, ngoài chi phí đặc trị cho COVID-19 ra thì tất cả các chi phí còn lại của người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ bị BHXH chi trả 100%.[185]

Với khối doanh nghiệp, Chính phủ cũng hỗ trợ tài chính bằng thông tư 01/2020/TT-NHNN[186]. Các doanh nghiệp sẽ bị cơ cấu lại thời gian trả nợ từ khoảng từ 23 tháng 1 đến liền sau ba tháng kể từ ngày công bố hết dịch với số dư nợ gốc và/hoặc lãi phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính, hoặc phát sinh từ nghĩa vụ trả nợ gốc.[186][187]

Công đoàn TP.HCM cũng có chính sách hỗ trợ giáo viên trong thời gian nghỉ do dịch COVID-19, đặc biệt cho một số đối tượng như giáo viên nữ đang mang thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi hoặc giáo viên (hoặc vợ/chồng/con) bệnh nan y, bệnh hiểm nghèo.[188] Ngày 26 tháng 3 năm 2020, tại cuộc họp trực tuyến giữa Thành ủy, UBND TP.HCM với UBND các quận, huyện, Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM đã thảo luận và thống nhất giảm 1/2 thu nhập tăng thêm của toàn bộ cán bộ, công chức trên địa bàn TP trong năm 2020, để hỗ trợ những người lao động mất thu nhập do dịch bệnh COVID-19. Ước tính, việc giảm thu nhập này sẽ đủ để hỗ trợ cho 600.000 lao động, với số tiền 1 triệu đồng/tháng.[189]

Ba thôn ở phường Hải Ninh thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa vận động người dân ký đơn từ chối nhận tiền từ gói cứu trợ 62 nghìn tỷ đồng,[190] một số hộ khá giả thuộc danh sách hộ cận nghèo ký đơn từ chối nhận hỗ trợ đại dịch,[191] phó Chủ tịch tỉnh Mai Xuân Liêm công điện yêu cầu "cán bộ cơ sở tuyệt đối không được vận động người dân từ chối nhận hỗ trợ".[192] Trong phiên họp thường kì ngày 15 tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu "chính quyền không được ép dân ký đơn từ chối nhận hỗ trợ".[193]

Tư nhân

Một số mạnh thường quân tổ chức đã cấp phát lương thực, nước uống cho người "nghèo" bằng các hành động như ATM gạo,[194] siêu thị không đồng,[195] ATM khẩu trang[196]...

Chúng ta kêu gọi mỗi người dân, tùy theo khả năng của mình, người có tiền góp tiền, người có vật góp vật, người có sức góp sức, người có ý tưởng góp ý tưởng, không phân biệt tuổi tác, địa vị, giai tầng hãy nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” của cả dân tộc – điều bao đời nay luôn là giá trị nền tảng của dân tộc Việt Nam và đem lại sức mạnh để chúng ta vượt mọi khó khăn, thử thách đi đến thắng lợi cuối cùng.
— Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, phát biểu tại Lễ phát động toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 do Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức (ngày 17 tháng 3 năm 2020).[197]

Ngày 17 tháng 3, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức lễ phát động toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19. Tính đến thời điểm phát động, có hơn 30 cơ quan, đơn vị đã đăng ký ủng hộ với số tiền 235 tỉ đồng. Tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu đã trực tiếp ủng hộ.[198] Đến ngày 1 tháng 4 năm 2020, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp tục mở thêm một kênh quyên góp mới. Theo đó, ZaloPay sẽ tiếp nhận ủng hộ cho chương trình phòng, chống dịch COVID-19 của UBTƯ MTTQ Việt Nam, đồng thời thực hiện quyên góp tương ứng. Tổng số tiền ZaloPay cam kết đồng hành là 3 tỷ đồng.[199]

Chiều 19 tháng 3, Bộ Thông tin và truyền thông cũng phối hợp với Bộ Y tế, Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức đợt vận động nhắn tin ủng hộ, đóng góp "Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch bệnh COVID-19" thông qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia 1400 - đầu số 1407. Qua tin nhắn, mỗi thuê bao có thể ủng hộ tối thiểu 20.000 đồng, tối đa 2 triệu đồng qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia.[200] Tính đến hết ngày 9 tháng 4, cả nước đã có 2,2 triệu tin nhắn ủng hộ phòng chống dịch bệnh COVID-19 đến đầu số 1407, với tổng số tiền từ các chủ thuê bao di động đóng góp đạt 133 tỉ đồng.[201]

Một số doanh nhân, người "nổi tiếng" trong và ngoài nước cũng đóng góp về mặt vật chất cùng người dân và chính phủ hỗ trợ chống dịch COVID-19. Trong buổi gặp đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM vào sáng 20 tháng 3, Johnathan Hạnh Nguyễn đưa ra cam kết ủng hộ 30 tỉ đồng, trong đó có 25 tỉ dùng để chi trả các thiết bị y tế chống COVID-19.[202] Ngoài ra, người này cũng bàn giao một mặt bằng rộng 5000m2 cho ngành y tế để dùng làm khu cách ly.[203] Hai nghệ sĩ là Chi PuHà Anh Tuấn cũng ủng hộ tổng cộng 3 tỉ đồng (riêng Hà Anh Tuấn 2 tỉ) để lắp đặt phòng áp lực âm cũng như mua đồ bảo hộ chống dịch COVID-19. Ca sĩ Min đóng góp cho bệnh viện 10.000 khẩu trang y tế và 500 chai nước rửa tay.[204]

Ngày 3 tháng 4 năm 2020, tập đoàn Vingroup công bố kế hoạch sản xuất máy thở xâm nhập, máy thở không xâm nhập và máy đo nhiệt độ cơ thể. Trong đó, Vingroup cam kết sẽ tặng cho Bộ Y tế 5.000 chiếc máy thở không xâm nhập để kịp thời chống dịch COVID-19.[205][206] Đến ngày 13 tháng 4 năm 2020, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết một chiếc máy thở do Vingroup sản xuất đã bị chuyển đến Bộ Y tế.[207]

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lương Thanh Nghị, ngay khi dịch bùng phát tại Trung Quốc và một số nước trong khu vực, cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Ba Lan, Séc, Nga... đã quyên góp và vận chuyển về nước gần 80.000 khẩu trang y tế, hàng trăm chai nước sát trùng, bộ quần áo bảo hộ và găng tay y tế để hỗ trợ xã Sơn Lôi, tỉnh Vĩnh Phúc và một số bệnh viện tại Hà Nội phòng, chống dịch. Ngoài hỗ trợ về vật chất, nhiều kiều bào cũng ủng hộ về mặt tài chính với số tiền hàng tỉ đồng.[208][209][210][211]

Từ ngày 25 tháng 8 đến 30 tháng 9 năm 2020, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC và Ban Dự án Ngày Quốc tổ Việt Nam toàn cầu phối hợp thực hiện chương trình trao tặng khẩu trang y tế, cùng cộng đồng chung tay ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch.[212]

Quốc tế

Việt Nam đã viện trợ bằng hàng hóa và vật dụng y tế trị giá khoảng 500.000 USD cho chính phủ Trung Quốc, trong khi Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vận động viện trợ hàng hóa giá trị 100.000 USD.[213][214] Ngoài ra, Việt Nam cũng viện trợ thiết bị y tế trị giá 14 tỉ đồng cho LàoCampuchia,[215] viện trợ Myanmar 50.000 USD,[216] tặng Nga 150.000 khẩu trang vải kháng khuẩn,[217] hỗ trợ Nhật Bản vật tư y tế trị giá 100.000 USD và đồng thời tặng Hoa Kỳ 200.000 khẩu trang vải kháng khuẩn sản xuất tại Việt Nam,[218][219] tặng Thụy Điển 100.000 khẩu trang vải kháng khuẩn,[220] tặng Ấn Độ 100.000 khẩu trang vải kháng khuẩn,[221] tặng chính phủ các nước Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Anh 550.000 khẩu trang.[222][223]

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) viện trợ sinh phẩm xét nghiệm trị giá 14 triệu JP¥ đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (NIHE) vào ngày 7 tháng 2, khi ca nghiệm đầu tiên xuất hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy thì một bác sĩ người Nhật đã cung cấp các tài liệu tham khảo cho Khoa chống nhiễm khuẩn và hỗ trợ đào tạo ứng phó với dịch bệnh cho các bác sĩ của bệnh viện.[224] Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) viện trợ sinh phẩm xét nghiệm trị giá 4 triệu JP¥ cho Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 21 tháng 2.[225] Ngày 1 tháng 4 năm 2020, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Motegi Toshimitsu thông báo chính phủ Nhật Bản viện trợ Việt Nam ít nhất 200 triệu JP¥ thông qua các tổ chức quốc tế, đồng thời hỗ trợ sinh phẩm trị giá 20 triệu JP¥ vào tháng 2 và tháng 3 trước đó.[226] Các doanh nhân người Nhật tặng 50.000 khẩu trang y tế cho Sở Y tế Đà Nẵng vào ngày 9 tháng 4.[227] Chính quyền liên bang Hoa Kỳ thông báo hỗ trợ gần 3 triệu USD về y tế khẩn cấp cho Việt Nam.[228][229] Tính đến ngày 16 tháng 4, Hoa Kỳ đã viện trợ tổng cộng 4,5 triệu USD giúp chính phủ Việt Nam chuẩn bị hệ thống phòng thí nghiệm, kích hoạt giám sát dựa trên sự kiện và tìm kiếm ca bệnh, hỗ trợ chuyên gia kỹ thuật cho công tác chuẩn bị và ứng phó, truyền thông về rủi ro, phòng tránh, kiểm soát lây nhiễm và các hoạt động khác.[230] Ngày 1 tháng 5, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo tiếp tục viện trợ 5 triệu USD cho Quỹ Hỗ trợ Kinh tế tại Việt Nam.[231] Cùng ngày, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) hỗ trợ 2 triệu euro cho các viện Pasteur tại Việt Nam và 4 quốc gia Đông Nam Á (Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines); gói viện trợ liên quan đến bổ sung thiết bị, mua bộ dụng cụ chẩn đoán, đồ bảo hộ, củng cố nguồn nhân lực, đào tạo và chuyển giao kỹ năng.[232]

Ngày 29 tháng 9, Trung Quốc trao tặng Việt Nam 320.000 khẩu trang y tế phòng chống dịch COVID-19[233]. Ngày 30 tháng 9, Hoa Kỳ trao tặng Việt Nam 100 máy thở trị giá hơn 1,7 triệu USD hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19[234]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đại_dịch_COVID-19_tại_Việt_Nam http://archive.fo/sHlMM http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200307-vir... http://www.asianews.it/news-en/UN-warns-that-COVID... http://web.archive.org/web/20200404092854/https://... http://web.archive.org/web/20200404093109/https://... http://web.archive.org/web/20200404093325/https://... http://web.archive.org/web/20200404093529/https://... http://web.archive.org/web/20200404093600/https://... http://web.archive.org/web/20200404093826/https://... http://web.archive.org/web/20200404093920/https://...